TikTok có mặt ở Việt Nam từ cuối năm 2017 và bùng nổ từ năm 2021 trong vai trò là mạng xã hội chia sẻ video ngắn. Đến tháng 4.2022,àbánhàngbốirốisaucôngbốsaiphạmcủaTikTokởViệposeidon slot nền tảng này cung cấp thêm dịch vụ sàn TMĐT với tên TikTok Shop, nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người dùng mới cũng như tận dụng tốt tập khách hàng đang hoạt động trên mạng xã hội này từ trước. Tuy nhiên, hoạt động của các dịch vụ này thời gian qua chưa đúng quy định của pháp luật, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông.
Từ cuối tháng 5.2023, liên bộ, ngành Việt Nam đã thành lập Đoàn kiểm tra, thực hiện kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok ở Việt Nam và đến ngày 5.10, kết quả kiểm tra đã liệt kê nhiều sai phạm của nền tảng này, trong đó có sai phạm liên quan đến phần TMĐT TikTok Shop. Trong số các yêu cầu chấn chỉnh hoạt động do Đoàn kiểm tra liên ngành đưa ra có nội dung đề nghị Bộ Công thương "Bổ sung và hoàn thiện Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ TMĐT cho TikTok Shop", khiến nhiều nhà bán hàng hoang mang khi nền tảng này chưa thực sự có giấy phép hoạt động sàn TMĐT ở Việt Nam.
Chia sẻ với Thanh Niên, anh Trần Công Hậu - reviewer công nghệ đồng thời là một người kinh doanh trên TikTok Shop nói: "Việc TikTok Shop chưa có giấy phép khiến người bán hàng như tôi hơi hoang mang, không biết sắp tới còn bán hàng được không. Hiện TikTok cũng đang siết rất chặt bán lẻ trên sàn, tôi mong tương lai gần nếu có giấy phép, họ sẽ lọc những sản phẩm hàng giá, hàng nhái để giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn".
Theo một chuyên gia về TMĐT, thông tin TikTok Shop chưa đủ giấy tờ hoạt động sàn TMĐT ở Việt Nam sẽ gây lo lắng cho những người đang kinh doanh trên nền tảng này, dù ở quy mô nào. "Với các nhà bán chuyên nghiệp, họ phải đầu tư kịch bản kinh doanh, thuê người nổi tiếng, hoạch định chiến lược rõ ràng nên rất tốn kém. Còn người bán lẻ thì lo lắng trước khả năng không còn sàn này để hoạt động nếu TikTok không kịp chấp hành các quy định của Việt Nam, nhất là sau khi Indonesia vừa mạnh tay với TikTok Shop tại quốc gia này, cho thấy khả năng nào cũng có thể xảy ra", vị chuyên gia nhận định.
Anh Phạm Phan Anh, Giám đốc tiếp thị và TMĐT Công ty SmartLink Việt Nam nói: "Thông tin về giấy phép TMĐT khá quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định đưa ra sắp tới, vì việc buôn bán của các nhà bán hàng chính hãng phải đóng thuế, làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước thì tất nhiên đối tác của họ, mà ở đây là sàn TMĐT, cũng phải làm đầy đủ nghĩa vụ để tránh rắc rối cho nhà bán hàng sau này".
Đồng quan điểm, CEO Công ty sản xuất phụ kiện di động Velasboost - anh Lê Hải Vũ cho rằng các thông tin có trong kết luận của Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tác động lớn tới những nhà bán hàng chuyên nghiệp, vì họ đã đầu tư xây dựng kênh bán, sản phẩm, bộ phận kinh doanh riêng biệt.
"Nếu TikTok Shop không hoàn thiện giấy phép thì những thứ đã xây dựng trong suốt năm qua coi như đổ sông đổ bể, tốn kém tiền bạc và công sức, trong khi mới bắt đầu khai thác được thời gian ngắn. Nền tảng mới, vì vậy khi tham gia chúng tôi cũng phải đi học, đầu tư cơ sở vật chất mới để thích ứng, nếu như giấy phép không được cấp thì việc kinh doanh lâu dài và gắn bó trở nên vô nghĩa. Lúc này tâm lý sẽ là được lúc nào hay lúc ấy, không phù hợp với doanh nghiệp như chúng tôi", anh Hải Vũ nhận định.
Cũng theo CEO Velasboost, các yêu cầu xóa tài khoản trẻ em dưới 13 tuổi, giới hạn thời gian truy cập với người dưới 18 tuổi… chắc chắn gây ảnh hưởng nặng nề đến những nhà bán đang khai thác tệp khách hàng trong độ tuổi trên. Chiến lược kinh doanh, các sản phẩm của họ không phù hợp với tệp khách lớn tuổi hơn. Trong khi đó, chủ tài khoản trong độ 13 - 18 tuổi thường là nhóm người dùng hoạt động rất tích cực, có lợi cho việc bán hàng. "Nếu tệp này bị giới hạn thì rõ ràng cơ hội bán hàng sẽ yếu đi", CEO Lê Hải Vũ phân tích.
Ngày 5.10, Đoàn kiểm tra liên ngành công bố kết luận cho thấy TikTok Shop chưa công bố thông tin về chủ sở hữu ứng dụng trên trang chủ của phần mềm TikTok Shop; chưa lưu trữ đầy đủ thông tin người bán theo quy định khi đăng ký sử dụng dịch vụ; chưa thực hiện đầy đủ việc kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin về hàng hóa của người bán trên sàn giao dịch TMĐT theo quy định...
Trước đó, cuối tháng 9.2023, Indonesia ban hành lệnh cấm giao dịch TMĐT trên các nền tảng mạng xã hội, nhằm bảo vệ thương nhân và thị trường kinh doanh truyền thống. Quyết định này trực tiếp khiến TikTok quyết định đóng tính năng giao dịch trực tuyến trên TikTok Shop từ ngày 4.10.